Chương trình giáo dục toàn diện tại TRƯỜNG XANH HỌC KỲ III là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tất cả các hoạt động này đều hướng đến một mục tiêu chung: Giúp học sinh phát triển không chỉ trong học tập và còn trong khả năng thích nghi, sáng tạo và tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng.
Chương trình giáo dục toàn diện được Trường Xanh Học Kỳ III xây dựng cho học sinh cấp 1, cấp 2 và cấp 3, đây không chỉ là nền tảng vững chắc cho sự thành công của mỗi cá nhân mà còn là sự đầu tư vào tương lai xanh và bền vững của xã hội.
Hướng vào bản thân
Giúp học sinh hiểu rõ về bản thân, khám phá và phát triển tiềm năng cá nhân
Hướng đến xã hội
Thúc đẩy tinh thần đồng đội, lòng tự trọng và trách nhiệm xã hội
Hướng về thiên nhiên
Khuyến khích sự kết nối với tự nhiên, khám phá và bảo vệ môi trường
Hướng nghiệp
Hỗ trợ học sinh xác định mục tiêu nghề nghiệp và phát triển kế hoạch để đạt được ước mơ.
Hướng vào bản thân
- Mô tả được hình dáng bên ngoài, sở thích của em và bạn bè
- Biết cách tự giới thiệu bản thân, tôn trọng mình và bạn bè
- Bước đầu tự chăm sóc được bản thân (trang phục, vệ sinh, ăn uống, vận động)
- Thực hành các kỹ năng: Sắp xếp ngăn nắp, trình bày, làm việc nhóm
- Nhận biết được các nguy cơ và thực hiện các viêc làm để phòng tránh lạc, bắt cóc
- Tham gia các bài học và thực hiện an toàn giao thông
Hướng đến xã hội
Yêu thương gia đình
- Nhận biết được tình cảm yêu thương trong gia đình
- Thực hiện được một số việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự quan tâm, chăm sóc và biết ơn tới các thành viên trong gia đình
- Trao đổi với người thân về một số hoạt động chung của gia đình
- Tạo được sự gắn kết, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình
- Có thói quen giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ
- Thực hiện được một số việc làm thể hiện sự quý trọng phụ nữ
Trường lớp thân yêu
- Thực hiện các việc làm thể hiện tình yêu thương, giúp đỡ thầy cô giáo, bạn bè
- Chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi có vấn đề cần hỗ trợ giải quyết
- Làm quen được với bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng
- Thực hiện được những việc làm hòa giải bất đồng trong quan hệ bạn bè
Hướng về thiên nhiên
- Thực hiện chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
- Nhận biết được cảnh đẹp thiên nhiên của địa phương và giới thiệu với bạn bè
- Nhận biết thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh, biết được biểu hiện của ô nhiễm môi trường
- Xác định được nguyên nhân, tác hại của ô nhiễm môi trường
- Sử dụng một số dụng cụ lao động một cách an toàn
- Lập và thực hiện được kế hoạch lao động trong nhà trường
- Thực hiện các việc làm phù hợp để giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường tại trong gia đình, trường lớp, quê hương
Hướng vào bản thân
Học sinh có những gì và làm được những gì:
- Tự chăm sóc bản thân: vệ sinh các nhân, tập luyện thể dục, năng khiếu cá nhân...
- Có tính cách riêng
- Có quan điểm cá nhân riêng
- Có mục tiêu riêng
Học sinh cần làm gì để duy trì, thực hiện được trách nhiệm đối với bản thân mình?
- Rèn luyện bản thân về thể chất và tinh thần (kiểm soát cảm xúc như tức giận, lo lắng, căng thẳng, tự thư giãn, tự tạo động lực,...)
- Rèn luyện cách sắp sếp thời gian, không gian học tập, vui chơi và lao động
- Bảo vệ được quan điểm cá nhân, biết tranh luận, thương thuyết
- Rèn luyện sự kiên chì, chăm chỉ
Hướng đến xã hội
Hướng đến gia đình, người thân
- Cách giao tiếp, ứng xử với người thân và nuôi dưỡng các mối quan hệ trong gia đình: quan tâm, chăm sóc, chia sẻ khó khăn, tạo bầu không khí vui vẻ, lắng nghe và tôn trọng ý kiến người thân.
- Tham gia lao động trong gia đình và sắp xếp công việc nhà.
Hướng đến bạn bè và thầy cô
- Xây dựng và mở rộng mối quan hệ với bạn bè và thầy cô
- Cách giao tiếp, ứng xử và hợp tác với bạn bè, thầy cô
- Một số kỹ năng từ chối hay phòng tránh các ứng xử không tốt như bạo lực học đường, hút thuốc, ....
- Giữ gìn và xây dựng truyền thống nhà trường
Hướng đến cộng đồng
- Các quy tắc ứng xử trong cộng đồng: tôn trọng mọi người, kính trọng người già, nói nhỏ nhẹ, xếp hàng, chia sẻ và giúp đỡ người trong cộng đồng
- Tôn trọng sự khác biệt trong cộng đồng: về giọng nói, trang phục, nhận thức,...
- Tôn trọng người lao động
- Tham gia các hoạt động cộng đồng như: Lao động công ích, thiện nguyện, tuyên truyền về các hoạt động cộng đồng
Hướng về thiên nhiên
- Kiến thức cơ bản về nhận biết, cách phòng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tại như bão lũ, sạt lở
- Tác hại của Hiệu ứng nhà kính và thực hiện một số biện pháp tuyên truyền bảo vệ môi trường như: vẽ tranh tuyên truyền, thiết kế ấn phẩm truyền thông, tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường
- Tìm hiểu và thực hành lập báo cáo về tình hình thiên tai; Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro
- Khảo sát tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương; tuyên truyền và thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm như: thu gom rác thải, thiết kế ấn phẩm truyền thông quảng bá vẻ đẹp, cảnh quan đất nước
Hướng nghiệp
- Xác định yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề (một số nghề cụ thể phổ biến hiện nay như: IT, Marketing, hướng dẫn viên, phiên dịch, sửa chữa điện nước, …)
Xác định mong muốn về nghề nghiệp cả bản thân; xác định sự phù hợp của bản thân về năng lực và phẩm chất đối với nghề dự định làm
Định hướng các môn học tại cấp THPT liên quan đến nghề nghiệp hướng đến
Xác định con đường sau THCS (học tiếp THPT hoặc học nghề)
Lập và xây dựng kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp đã chọn
Hướng vào bản thân
- Thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh: Có trách nhiệm, sự tự chủ, chủ động và lòng tự trọng. Thể hiện/ biểu hiện qua việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.
- Phấn đấu hoàn thiện bản thân
- Xây dựng quan điểm sống cá nhân: bảo vệ quan điểm của mình, điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực
- Phát triển năng khiếu, sở thích cá nhân
- Cách điều chỉnh cảm xúc để thích nghi với sự thay đổi của hoàn cảnh
Hướng đến xã hội
Hướng đến gia đình, người thân
- Thể hiện trách nhiệm với gia đình: Quan tâm, chăm sóc, chia sẻ khó khăn, tham gia lao động trong gia đình; Lắng nghe chia sẻ, đặt mình vào vị trí người thân, quan sát hành vi ngôn ngữ, dành thời gian làm các công việc chung của giá đình,...
- Tham gia tổ chức cuộc sống gia đình: sắp xếp, phân bổ thời gian công việc cá nhân và công việc gia đình; Tìm hiểu và giải quyết các mẫu thuân phát sinh.
Hướng đến cộng đồng
- Trách nhiệm với cộng đồng:
- Về chính trị: tham gia hưởng ứng ngày hội bầu cử
- Hội đồng nhân dân, đại biểu quốc hội
- Về Văn hóa - xã hội: có hành vi văn mình nơi công cộng; tổ chức sinh hoạt cộng đồng (trung thu, tết thiếu nhi,..);...
- Về môi trường: hưởng ứng và tham gia các phong trào vệ sinh bảo vệ môi trường như tổng vệ sinh khu vực, thu gom rác thải tập trung,...
- Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội
Hướng về thiên nhiên
- Hướng dẫn học sinh phân tích, đánh giá thực trạng môi trường tại địa phương, những tác động của hoạt động kinh doanh tới môi trường; Phân tích ý nghĩa của môi trường đối với cảm xúc của con người: vui vẻ, thích thú, thư giãn,...
- Đánh giá về các biện pháp bảo tồn cảnh quan, danh lam thắng cảnh tại địa phương --> kiến nghị các biện pháp bảo vệ môi trường
Hướng nghiệp
- Chọn nhóm nghề:
- Hướng dẫn cách tham vấn lựa chọn nghề: với đặc điểm bản thân (về tính cách, sở thích, điều kiện gia đình,....) thì nên chọn ngành nghề nào; xin ý kiến về đinh hướng mình đã chọn (môn học, nghề nghiệp,...); tham vấn về các trường địa học có ngành liên quan
- Lập kế hoạch học tập theo nhóm nghề lựa chọn: ví dụ kế hoạch học các môn thuộc khối Khoa học tự nhiên hay Khoa học xã hội; kế hoạch tham gia hoạt động tại các CLB liên quan như CLB Bóng chuyền, STEM,...
- Chọn nghề cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện và kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp
- Nhận diện khó khăn và thuận lợi khi thực hiện kế hoạch học tập, rèn luyện ---> đưa ra giải pháp
Nghề nghiệp
Con đường tương lai
Trường Xanh Học Kỳ III ứng dụng 03 phương pháp hướng nghiệp thông qua 03 bài kiểm tra:
Kiểm tra Bản năng
Áp dụng các phương pháp như Sinh trắc học vân tay và Thần số học để khám phá và hiểu rõ hơn về bản năng của học sinh. Qua việc phân tích dấu vân tay và các yếu tố trong thần số sẽ giúp học sinh nhận biết được những đặc điểm, kỹ năng, và sở thích tự nhiên của bản thân, từ đó hướng dẫn các em trong việc chọn lựa con đường nghề nghiệp phù hợp.
Kiểm tra Trí năng
TRƯỜNG XANH HỌC KỲ III tiến hành các hoạt động tìm hiểu về môi trường sống và môi trường học tập của học sinh. Qua đó, không chỉ đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh mà còn đặt họ vào bối cảnh thực tế để phát triển kỹ năng gắn liền với môi trường làm việc trong tương lai.
Kiểm tra Trực giác
Là một bước nhảy không có giải thích
Là khả năng bẩm sinh về cảm nhận không có lý do hay giải thich nào
Đặc biệt, tại Trường Xanh Học Kỳ III ứng dụng lý thuyết 3 vòng tròn để trẻ xác định được đúng nghề nghiệp của mình.
Vòng tròn tiền
Vòng tròn lợi thế
Vòng tròn đam mê
Phương pháp:
- Ghép các sơ đồ của các vòng tròn để xác định diện tích giao thoa giữa chúng.
- Nếu không có giao thoa, thì nghề đó không thích hợp.
- Nếu có giao thoa thì giao thoa nào lớn hơn thì nghề đó đúng hơn, hợp với bạn hơn